Cách viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018-2019

Lượt xem:

Đọc bài viết

Cách viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018-2019

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sáng kiến kinh nghiệm hay sáng kiến khoa học (viết tắt là SKKN) là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân thông qua: Viết bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc kết quả luận án, luận văn được bảo vệ thành công (trong năm bảo vệ) hoặc thiết bị dạy nghề tự làm, mô hình sáng tạo kỹ thuật đạt giải hoặc các đề tài khoa học được Hội đồng cấp khoa, cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia đánh giá đạt giải.

Việc viết, đánh giá và xét duyệt để công nhận sáng kiến kinh nghiệm – sáng kiến khoa học, áp dụng SKKN nhằm phát huy tinh thần lao động sáng tạo của công chức, viên chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và thực hiện tốt cuộc vận động của Ngành “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, hết lòng tận tụy vì học sinh, sinh viên, học viên và vì sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp”. Trên cơ sở đó, bình chọn những SKKN có giá trị, mang lại hiệu quả thiết thực để phổ biến, nhân rộng, làm căn cứ cho việc xét công nhận danh hiệu thi đua các cấp và danh hiệu nhà giáo cao quý.

Từ phong trào viết SKKN, giúp các đơn vị trong toàn Ngành đi sâu vào nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, nâng cao năng lực và bồi dưỡng đội ngũ ngày càng vững về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, nghiên cứu khoa học và khả năng tự học.

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – KHOA HỌC KỸ THUẬT

Phạm vi đề tài của các SKKN rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, công tác quản lý, công tác giáo dục, công tác phục vụ giáo dục và dạy học – đào tạo nghề nghiệp… đến công tác tổ chức và hoạt động đoàn thể trong nhà trường. Trọng tâm nhằm thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học và đổi mới công tác quản lý; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đào tạo nghề nghiệp.

– SKKN phải thể hiện được các giải pháp, biện pháp, cách làm… nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu đề ra. Nêu bật kết quả đạt được (kết quả định tính và định lượng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu giữa sau với trước khi áp dụng giải pháp, sáng kiến hoặc áp dụng kinh nghiệm).

– Lý giải một cách khoa học sự phù hợp của các giải pháp đã thực hiện với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về Giáo dục nghề nghiệp và qui chế, qui định chuyên môn (do Tổng cục Giáo dục nghề nghiêp ban hành).

– Trình bày các yêu cầu về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng SKKN đã nêu; nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển của Đề tài.

– Khi áp dụng SKKN cần phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu, công nghệ mới được cá nhân tham khảo áp dụng (tên SKKN, tác giả, nơi phát hành – nếu có) và tóm tắt giải pháp, kinh nghiệm được tác giả nêu lên mà bản thân đưa vào áp dụng; trình bày điều kiện và hoàn cảnh áp dụng trong trường hợp cụ thể (chú ý nêu những điều kiện tương đồng hay khác biệt trong áp dụng); những sáng tạo trong khi áp dụng, hoặc phần bổ sung của người áp dụng; những đề xuất, khuyến nghị (nếu có).

III. VỀ CÁCH VIẾT MỘT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Có nhiều dàn ý về cách viết một SKKN khác nhau tùy từng lĩnh vực, từng bộ môn, nhưng quy định thống nhất dàn ý chung như sau:

  1. Phần mở đầu:

1.1. Lý do chọn đề tài

1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

1.5. Phương pháp nghiên cứu.

  1. Phần nội dung

2.1. Cơ sở lý luận

2.2.Thực trạng

  1. Thuận lợi – khó khăn
  2. Thành công – hạn chế
  3. Mặt mạnh – mặt yếu
  4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động,…
  5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra

(Chú ý: tác giả cần trình bày nội dung cụ thể đi sâu vào mục e này)

2.3. Giải pháp, biện pháp

  1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
  2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
  3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
  4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
  5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, đánh giá

  1. Phần kết luận, khuyến nghị

3.1. Kết luận (viết ngắn gọn, khái quát, không cần số liệu)

Nêu khái quát các nội dung nghiên cứu

Kết quả của nội dung nghiên cứu.

3.2. Khuyến nghị (viết ngắn gọn và xuất phát từ nội dung nghiên cứu Đề tài)

Trang cuối, giới thiệu Tài liệu tham khảo, viết theo quy định, để tiện theo dõi.

Số lượng trang của 1 SKKN tối thiểu 10 trang, tối đa không quá 30 trang A4.

Quy cách trình bày:

font: unicode – Time New Roman, cỡ chữ: 13-14; lề trên, lề dưới: 2 cm, lề trái: 3 cm; lề phải: 1,5-2cm, không nén, giãn dòng (cách dòng: Exactly:17); đóng quyển (bìa, dán gáy), không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp.

– Vừa gửi bản in vừa gửi File cho Hội đồng chấm SKKN các cấp.